Hình ảnh và công nghệ quay thật là đẹp.Đúng là mất bạc tỷ có khác,lâu lắm mới có Video chất lượng cao như vậy.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Tài xế 'xe điên' đâm chết nữ lao công bị khởi tố
Nguyễn Thanh Lâm - tài xế đâm chết một phụ nữ trong lúc bỏ trốn do gây tai nạn trước đó - đã bị các cơ quan tố tụng quận Đống Đa, Hà Nội khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
> 'Xe điên' húc hàng loạt xe máy, một phụ nữ tử nạn
Ngày 18/4, quyết định khởi tố bị can với Lâm đã được VKSND quận Đống Đa phê chuẩn. Người này không bị áp dụng biện pháp bắt tạm giam.
"Lâm được xác định đã uống rượu trước khi khi gây tai nạn", một cán bộ điều tra cho hay.
Theo cơ quan điều tra, khoảng 0h15 ngày 9/4 tại ngã tư Lý Thường Kiệt - Bà Triệu, Nguyễn Thanh Lâm (29 tuổi, phường Phương Liên) khi lái ôtô Kia Forte đã va chạm giao thông với hai thanh niên đang đi xe máy khiến các nạn nhân bị thương. Lâm không dừng xe mà phóng tháo chạy.
Bị người dân truy đuổi, Lâm phi xe về hướng đường Lê Duẩn - Khâm Thiên rồi đâm vào một xe máy làm một người bị thương. Tài xế tiếp tục tông vào nữ lao công đang đứng ở bên đường. Bị kéo lê khoảng 100 m, chị này đã tử vong ngay tại chỗ.
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
Thông báo điều chỉnh giá cước và gói cước dịch vụ MyTV
Luật viễn thông mới: Kịch bản nào cho VNPT?
Luật viễn thông mới: Kịch bản nào cho VNPT?
Với quy định không được sở hữu hai mạng di động, liệu VNPT sẽ giải bài toán này như thế nào: cổ phần một trong hai mạng hoặc hợp nhất hai mạng di động thành một?
“Khi xây dựng nội dung này, Bộ TT&TT đã tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới. Cũng có nước chỉ cho sở hữu 10% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng cũng có nước cho phép được sở hữu tới 30%. Đối với một thị trường như Việt Nam thì việc sở hữu không quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác là phù hợp”, ông Phạm Hồng Hải nói.
Ông Phạm Hồng Hải cũng cho biết, theo Nghị định này, VNPT sẽ phải sáp nhập VinaPhone và MobiFone hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng di động và không được sở hữu chéo quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần sang mạng kia. Tuy nhiên, các công ty con của VNPT sẽ được mua cổ phần của mạng di dộng được cổ phần. Thế nhưng, các công ty con của VNPT phải là các công ty hạch toán độc lập chứ không phải các công ty hạch toán phụ thuộc.
Như vậy, VNPT có thể vẫn giữ được hai thương hiệu VinaPhone và MobiFone trong trường hợp chọn phương án hợp nhất. “Các nước cũng xảy ra việc sáp nhập các mạng di động, nhưng vẫn có nhiều thương hiệu chứ không mất đi. Tuy nhiên, trong trường hợp VNPT sáp nhập hai mạng thành một, nếu có các cuộc thi tuyển hoặc đấu giá tài nguyên, đặc biệt là tần số thì hai mạng này cũng chỉ được tính là một pháp nhân chứ không thành hai pháp nhân như việc VNPT và MobiFone thi tuyển 3G. Điều này sẽ vô cùng khó khăn cho VNPT trong việc sử dụng các tài nguyên phục vụ cho việc kinh doanh của mình", ông Hải nói.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, trước sự tác động của Nghị định này, VNPT sẽ chọn cho mình kịch bản nào? Giới phân tích cho rằng việc chọn phương án cổ phần hóa MobiFone sau đó VNPT sở hữu chéo không quá 20% cổ phần của mạng di động này sẽ rất khó được VNPT lựa chọn bởi MobiFone hiện chỉ chiếm khoảng 4% lao động của VNPT nhưng lại đang chiếm khoảng 50% lợi nhuận của tập đoàn này. Cho dù các công ty con của VNPT có thể mua cổ phần của MobiFone, thế nhưng phần lớn những “quả đấm thép” của VNPT lại đang hạch toán phụ thuộc, nên không thuộc diện được mua cổ phần. Những đối tượng công ty con của VNPT thuộc diện được mua cổ phần thì lại quá nhỏ thường là các đơn vị thuộc khối xây lắp, công nghiệp. Như vậy, nếu vẫn muốn nắm cổ phần của mạng di động mà mình cổ phần thì buộc VNPT sẽ phải giảm số doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của mình, đặc biệt là những “quả đấm thép” như VTI, VTN, VDC, VinaPhone…
Kịch bản về hợp nhất VinaPhone và MobiFone được nhiều người cho là có khả năng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt trong khi vẫn giữ được hai thương hiệu này. Về cơ bản thì việc sáp nhập sẽ không nhiều khó khăn cho VNPT trong thời gian đầu. Thế nhưng, xét dưới khía cạnh lâu dài thì sẽ khó khăn trong việc lấy các tài nguyên sau này. Điều đó, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của cả hai mạng trong tương lai.
Hiện VNPT vẫn chưa có bất cứ phát ngôn chính thức nào xung quanh việc sắp xếp mô hình tổ chức theo tinh thần của Nghị định 25/2011/NĐ-CP.
Theo ICTnews
Các công ty con của VNPT có thể mua cổ phần
Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ TT&TT cho biết, tinh thần của Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Sở dĩ Nghị định đưa ra mức “sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần” để tránh tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh.“Khi xây dựng nội dung này, Bộ TT&TT đã tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới. Cũng có nước chỉ cho sở hữu 10% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng cũng có nước cho phép được sở hữu tới 30%. Đối với một thị trường như Việt Nam thì việc sở hữu không quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác là phù hợp”, ông Phạm Hồng Hải nói.
Ông Phạm Hồng Hải cũng cho biết, theo Nghị định này, VNPT sẽ phải sáp nhập VinaPhone và MobiFone hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng di động và không được sở hữu chéo quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần sang mạng kia. Tuy nhiên, các công ty con của VNPT sẽ được mua cổ phần của mạng di dộng được cổ phần. Thế nhưng, các công ty con của VNPT phải là các công ty hạch toán độc lập chứ không phải các công ty hạch toán phụ thuộc.
VNPT có thể vẫn giữ được 2 thương hiệu VinaPhone và MobiFone trong trường hợp chọn phương án sáp nhập hai mạng này.
Nếu sáp nhập vẫn giữ được hai thương hiệu
Cho đến thời điểm này có rất nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng nếu VNPT chọn phương án gộp hai mạng di động thành một thì sẽ phải phế đi một thương hiệu mạnh của mình. Điều này sẽ đầy khó khăn cho VNPT. Trả lời câu hỏi của Báo Bưu điện Việt Nam là trong trường hợp VNPT chọn phương án hợp nhất hai mạng di động MobiFone và VinaPhone thì tập đoàn này có giữ được hai thương hiệu này không, ông Phạm Hồng Hải cho biết, trong Nghị định chỉ quy định về sở hữu và pháp nhân chứ không quy định về thương hiệu.Như vậy, VNPT có thể vẫn giữ được hai thương hiệu VinaPhone và MobiFone trong trường hợp chọn phương án hợp nhất. “Các nước cũng xảy ra việc sáp nhập các mạng di động, nhưng vẫn có nhiều thương hiệu chứ không mất đi. Tuy nhiên, trong trường hợp VNPT sáp nhập hai mạng thành một, nếu có các cuộc thi tuyển hoặc đấu giá tài nguyên, đặc biệt là tần số thì hai mạng này cũng chỉ được tính là một pháp nhân chứ không thành hai pháp nhân như việc VNPT và MobiFone thi tuyển 3G. Điều này sẽ vô cùng khó khăn cho VNPT trong việc sử dụng các tài nguyên phục vụ cho việc kinh doanh của mình", ông Hải nói.
Kịch bản nào sẽ được VNPT lựa chọn?
Đối với VNPT, Nghị định 25/2011/NĐ-CP sẽ tác động rất lớn đối với mô hình tổ chức của tập đoàn này. Ông Phạm Hồng Hải cho biết, theo tinh thần của Nghị định này, đối với việc thay đổi tổ chức của các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ TT&TT sẽ có văn bản gửi VNPT về phương án tổ chức của tập đoàn này. Sau đó, Bộ sẽ phải có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về lộ trình thoái vốn của VNPT ra sao. Sau khi Thủ tướng có quyết định thì VNPT thực hiện lộ trình đó.Nhiều người đặt ra câu hỏi, trước sự tác động của Nghị định này, VNPT sẽ chọn cho mình kịch bản nào? Giới phân tích cho rằng việc chọn phương án cổ phần hóa MobiFone sau đó VNPT sở hữu chéo không quá 20% cổ phần của mạng di động này sẽ rất khó được VNPT lựa chọn bởi MobiFone hiện chỉ chiếm khoảng 4% lao động của VNPT nhưng lại đang chiếm khoảng 50% lợi nhuận của tập đoàn này. Cho dù các công ty con của VNPT có thể mua cổ phần của MobiFone, thế nhưng phần lớn những “quả đấm thép” của VNPT lại đang hạch toán phụ thuộc, nên không thuộc diện được mua cổ phần. Những đối tượng công ty con của VNPT thuộc diện được mua cổ phần thì lại quá nhỏ thường là các đơn vị thuộc khối xây lắp, công nghiệp. Như vậy, nếu vẫn muốn nắm cổ phần của mạng di động mà mình cổ phần thì buộc VNPT sẽ phải giảm số doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của mình, đặc biệt là những “quả đấm thép” như VTI, VTN, VDC, VinaPhone…
Kịch bản về hợp nhất VinaPhone và MobiFone được nhiều người cho là có khả năng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt trong khi vẫn giữ được hai thương hiệu này. Về cơ bản thì việc sáp nhập sẽ không nhiều khó khăn cho VNPT trong thời gian đầu. Thế nhưng, xét dưới khía cạnh lâu dài thì sẽ khó khăn trong việc lấy các tài nguyên sau này. Điều đó, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của cả hai mạng trong tương lai.
Hiện VNPT vẫn chưa có bất cứ phát ngôn chính thức nào xung quanh việc sắp xếp mô hình tổ chức theo tinh thần của Nghị định 25/2011/NĐ-CP.
Theo ICTnews
Kinh hoàng cảnh xe công-ten-nơ lật giữa ngã tư!
Thứ Hai, 18/04/2011 - 15:36
- Một chiếc xe tải đã bị lật ngay giữa một ngã tư đông đúc ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc khi tài xế cố gắng vượt đèn vàng, khiến thùng công-ten-nơ đổ rầm xuống đường, suýt đè vào một người đi xe đạp.
Chiếc xe tải bị lật giữa ngã tư.
Các camera đặt tại một ngã tư ở thành phố Ôn Lĩnh đã quay được cảnh vụ tai nạn nguy hiểm khi chiếc xe tải mất lái.
Tài xế đang rẽ trái qua một ngã tư thì nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng. Thay vì dừng xe, tài xế đang tăng tốc để tránh đèn đỏ. Nhưng khi xe đang chạy đến giữa tư thì tài xế mất lái và thùng công-ten-nơ bị lật, đổ rầm xuống đường.
Một người đi xe đạp đang đợi tại ngã tư đã thoát nạn kỳ diệu khi nhảy ra khỏi xe trong tích tắc trước khi thùng công-ten-nơ đổ đè lên xe.
Xe cảnh sát mất lái, tông cột điện gần hồ Gươm!
Xe cảnh sát mất lái, tông cột điện gần hồ Gươm
Sáng 18/4, sau khi hất người đi xe máy vào lề phải đường, ôtô ghi chữ CSGT tiếp tục lao sang trái, đâm sượt gốc cây và chỉ chịu dừng lại khi tông vào cột điện trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội).<><> >> |
Chiếc xe cảnh sát tông thẳng vào cột điện. Ảnh: Độc giả cung cấp. |
Anh Hùng, một nhân chứng cho hay, anh đang ngồi uống trà đá thì thấy chiếc xe tải chở xe máy vi phạm đi từ phố Lò Sũ ra Lý Thái Tổ (đường một chiều). Một lúc sau, chiếc xe bỗng đảo đi đảo lại như đánh võng.
"Khi lao sang phía gần khách sạn Điện lực, thùng xe tải hất một người đi xe máy văng vào ôtô đang đỗ bên đường", nhân chứng này kể.
Khi những người ở trên phố đang ngơ ngác thì xe cảnh sát lại tiếp tục lao sang trái, đâm sượt một gốc cây và tông vào cột điện nằm cách đó gần chục mét.
<><> >> |
Gốc cây tróc một mảng lớn sau khi bị xe cảnh sát tông phải. Ảnh: Tiến Dũng. |
Một nhân viên văn phòng gần đó cho biết thêm: "Sau khi xe tông vào cột điện, cảnh sát ngồi ở ghế lái không bị sao, nhưng người ngồi bên ghế phụ cứ gục mặt xuống một lúc lâu mới mở cửa, nhảy ra ngoài vẫy taxi để đi...".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Tòng - Đội trưởng Đội CSGT số 1 cho biết, nguyên nhân tai nạn là xe tải mất lái khi tránh xe máy. "Hai cảnh sát không bị thương, còn người đi xe máy chỉ bị xây xát nhẹ, ôtô hỏng một chút", ông Tòng nói thêm.
Theo ông đội trưởng, cả hai cảnh sát trẻ được đào tạo chính quy, có bằng lái xe hạng C.
Vụ tai nạn xảy ra gần cổng trường tiểu học và siêu thị nhưng rất may lúc đó vắng người qua lại và dừng đỗ hai bên đường. Phố Lý Thái Tổ cách hồ Gươm khoảng vài trăm mét.
'Mũi tên đen' Mercedes SLR 722 mã lực
Siêu xe cánh chim Mercedes được hãng Edo nâng công suất từ 617 mã lực lên 722 mã lực.
<><> >> |
Mercedes SLR 722 bản độ của Edo. | <><> >>
Mercedes SLR 722 "Black Arrow" vẫn sử dụng động cơ V8 dung tích 5.4 lít sử dụng siêu nạp, ngoại thấy màu đen được làm nổi bật với các chi tiết đường viền đỏ, mâm (vành) đường kính 21 inch.
Nhờ chỉnh lại hệ thống điều khiển ECU cùng ống xả thể thao, công suất máy tăng lên thêm 17%. Kết quả, phiên bản độ tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 3,4 giây, nhanh hơn 722 Edition khoảng 0,2 giây. Vận tốc tối đa 300 km/h đạt được trong vòng 24,3 giây.
Ngoại thất SLR trang điểm lại với hai tông màu tương phản đen-đỏ cùng hai cặp mâm (vành) 21 inch. Nội thất da với nhiều chi tiết trên xe được làm từ vật liệu sợi carbon. Hệ thống điện trên xe cũng được nâng cấp với thiết bị định vị, điện thoại, TV và dây nối iPod.
Con cá sấu bất ngờ tấn công đàn voi !
Đúng là sinh tồn thiên nhiên,nhưng ông voi đủ thông minh để thoát khỏi kẻ thù.
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011
Em có ít này muốn chia sẻ cùng các bác làm VNPT!
Chip | Tên Modem | Địa chỉ IP modem | User name modem | Password modem | |
Alcatel | Speedtouch 500/530/536/516 | 10.0.0.138 | Bạn tự đặt | Bạn tự đặt | |
Conexant | Micronet | 10.0.0.2 | admin | epicrouter | |
Conexant | Aztech | 10.0.0.2 | admin | Bỏ trống | |
Conexant | Zoom X3-X4-X5 | 10.0.0.2 | admin | zoomadsl | |
Conexant | Cnet | 10.0.0.2 | admin | epicrouter | |
Conexant | GVC | 10.0.0.2 | admin | epicrouter | |
Alcatel | Linkpro | 192.168.8.1 | admin | Bỏ trống | |
Conexant | SMC | 192.168.1.1 | admin | Barricade | |
Conexant | Ovislink | 192.168.1.254 | admin | ovislink | |
Đa số các loại modem | user | password | |||
STT | Loại Modem | Địa chỉ IP mặc định | User name | Password | |
1 | Zoom X3/X4/X5/X6 | 10.0.0.2 | admin | zoomadsl | |
2 | Easy link | 10.0.0.2 | Admin | Để trống | |
3 | SpeedStream 5200 | 192.168.254.254 | Admin | Để trống | |
4 | Cnet | 10.0.0.2 | Admin | epicrouter | |
5 | Planet | 10.0.0.2 | Admin | epicrouter | |
Speedtouch (Alcatel) | 10.0.0.138 | Admin | Để trống | ||
7 | Aztec | 10.0.0.2 | Admin | Để trống | |
8 | SpeedCom | 10.0.0.2 | Admin | epicrouter hoặc conexant | |
9 | 3Com | 10.0.0.2 | Admin | admin | |
10 | Zyxel | 192.168.1.1 | Admin | 1234 | |
11 | Huawei | 192.168.1.1 | Admin | admin | |
12 | SureCom | 10.0.0.2 | Admin | epicrouter | |
13 | Conexant | 10.0.0.2 | Admin | conexant | |
14 | Ecom | 192.168.0.1 | Root | root | |
15 | Gamnet | 10.0.0.2 | Admin | epicrouter | |
16 | Gvc | 192.168.1.1 | Root | root | |
17 | Heyes | 10.0.0.2 | Admin | heyesadsl | |
18 | Micronet | 10.0.0.2 | Admin | epicrouter | |
19 | Smc | 10.0.0.2 | Admin | barricade | |
20 | Standar | 192.168.1.1 | Root | root |
Các bác xem có gì cần bổ xung hay có loại nào mới Alo cho em với nhé!
ĐT: 0918198687
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)