Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Các phím tắt thường được dùng khi sử dụng máy vi tính

Ngày nay các máy vi tính đều sử dụng các chương trình có giao diện đồ họa giúp người dùng dễ dàng sử dụng chuột để lựa chọn và điều khiển. Bên cạnh đó các chương trình cũng cho phép sử dụng tổ hợp các phím đặc biệt để giúp nhanh chóng thực hiện một tác vụ nào đó.
Sau đây là một số phím tắt thường được sử dụng trong máy vi tính cài đặt hệ điều hành Windows:
Các phím chức năng:
keyboard_funtion.png
  • F1: Mở phần trợ giúp chung (Help and Support).
  • F2: Đổi tên cho các Tập tin hoặc thư mục đang được chọn.
  • F3: Mở hộp thoại tìm tập tin trong thư mục hiện hành.
  • F4: Mở rộng/thu nhỏ thanh địa chỉ (Address Bar) của các chương trình.
  • F5: Cập nhật lại nội dung (sự thay đổi) trong các cửa sổ chương trình và trên màn hình Desktop.
  • F10: Truy cập Menu File trên thanh Menu của chương trình.
  • F11: Ẩn/Hiện Menu File trên thanh Menu của chương trình.
Các phím tổ hợp:
keyboard_special.png
  • Windows: Mở Menu Start
  • Windows + Tab: Chuyển đổi các Tab chương trình trên thanh Taskbar.
  • Alt + Tab: Chuyển đổi các cửa sổ của chương trình đang được mở.
  • Winndows + Pause/Break: Mở bảng System Properties.
  • Windows + E: Mở chương trình Windows Explorer.
  • Windows + D: Thu nhỏ/phục hồi các cửa sổ.
  • Windows + M: Thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở.
  • Shift + Windows + M: Phục hồi việc thu nhỏ các cửa sổ đang mở.
  • Windows + R: Mở hộp thoại Run.
  • Windows + F: Mở chức năng tìm kiếm Search của Windows Explorer.
  • Shift + F10: Hiển thị Menu ngữ cảnh của mục được chọn (tương tự khi nhấn nút phải chuột).
  • Alt + Enter: Hiển thị hộp thoại Properties của mục được chọn.
  • Ctrl + Esc: Mở menu Start (tương tự như phím Windows)
  • Ctrl + Alt + Del: Mở bảng Task Manager.
  • Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng, tập tin và thư mục.
  • Ctrl + C: Sao chép (Copy) các đối tượng, tập tin, thư mục và ghi nhớ vào bộ nhớ đệm (Clipboard).
  • Ctrl + X: Cắt (Cut) các tập tin, thư mục và ghi nhớ vào bộ nhớ đệm (Clipboard).
  • Ctrl + V: Dán (Paste) các tập tin, thư mục đã ghi nhớ từ bộ nhớ đệm (Clipboard) vào nơi đang chọn.
  • Ctrl + Z: Phục hồi lại (Undo) lệnh, thao tác mới vừa thực hiện.
  • Del (Delete): Xóa tập tin hoặc thư mục đang được chọn và đưa vào thùng rác (Recycle Bin) để sau này có thể phục hồi lại được.
  • Shift + Del (Delete): Xóa tập tin hoặc thư mục đang được chọn nhưng không đưa vào thùng rác (Recycle Bin), sẽ không phục hồi lại được.
  • Alt + F4: Đóng chương trình đang hoạt động.
Ngoài ra còn các phím tắt khác được qui định và thay đổi khác nhau tùy theo mỗi chương trình (xem thêm bài Cách sử dụng bàn phím của máy vi tính).
Cách tạo phím tắt cho một chương trình:
Tạo phím tắt để chạy một chương trình nào đó bằng cách nhấn nút phải chuột vào biểu tượng (Icon) của nó (nằm trên Desktop), chọn Properties sau đó nhấp chuột vào mục Shortcut Key và nhấn tổ hợp phím (Shift, Alt, Ctrl) kèm với một phím ký tự nào đó, nhấn Ok để chấp nhận. Sau này mổi khi muốn chạy chương trình chỉ cần nhấn tổ hợp phím tắt đã tạo.
keyboard_shortcut.png

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

video nhạc mới nhất cuả Đan Trường!



Hình ảnh và công nghệ quay thật là đẹp.Đúng là mất bạc tỷ có khác,lâu lắm mới có Video chất lượng cao như vậy.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Tài xế 'xe điên' đâm chết nữ lao công bị khởi tố

Nguyễn Thanh Lâm - tài xế đâm chết một phụ nữ trong lúc bỏ trốn do gây tai nạn trước đó - đã bị các cơ quan tố tụng quận Đống Đa, Hà Nội khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
> 'Xe điên' húc hàng loạt xe máy, một phụ nữ tử nạn

Ngày 18/4, quyết định khởi tố bị can với Lâm đã được VKSND quận Đống Đa phê chuẩn. Người này không bị áp dụng biện pháp bắt tạm giam.
"Lâm được xác định đã uống rượu trước khi khi gây tai nạn", một cán bộ điều tra cho hay.

<>

Theo cơ quan điều tra, khoảng 0h15 ngày 9/4 tại ngã tư Lý Thường Kiệt - Bà Triệu, Nguyễn Thanh Lâm (29 tuổi, phường Phương Liên) khi lái ôtô Kia Forte đã va chạm giao thông với hai thanh niên đang đi xe máy khiến các nạn nhân bị thương. Lâm không dừng xe mà phóng tháo chạy.
Bị người dân truy đuổi, Lâm phi xe về hướng đường Lê Duẩn - Khâm Thiên rồi đâm vào một xe máy làm một người bị thương. Tài xế tiếp tục tông vào nữ lao công đang đứng ở bên đường. Bị kéo lê khoảng 100 m, chị này đã tử vong ngay tại chỗ.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Thông báo điều chỉnh giá cước và gói cước dịch vụ MyTV

<>                                                
Từ ngày 01/05/2011, Công ty VASC xin trân trọng thông báo về việc điều chỉnh giá cước và gói cước dịch vụ MyTV như sau:
Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC (VASC) xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý khách hàng trong suốt thời gian qua đã ủng hộ và sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác MyTV – sản phẩm của VNPT do VASC phát triển.
Công ty VASC xin trân trọng thông báo về việc điều chỉnh giá cước và gói cước dịch vụ MyTV như sau:
1. Hình thành 4 gói cước mới
Từ ngày 01/05/2011, Dịch vụ truyền hình tương tác MyTV sẽ hình thành thêm 04 gói cước mới: MyTV Silver, MyTV Silver HD, MyTV Gold và MyTV Gold HD, 04 gói cước này có nội dung khác với 04 gói cước hiện tại và sẽ thay thế 04 gói cước MyTV, MyTV HD, Full Option, Full Option HD trong thời gian tới, với mức cước lần lượt là:
- Gói MyTV Silver: 50.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
- Gói MyTV Silver HD: 65.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
- Gói MyTV Gold: 120.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
- Gói MyTV Gold HD: 135.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
Khách hàng đã đăng kí 01 trong 04 gói cước MyTV, MyTV HD, Full Option, Full Option HD trước thời điểm 01/05/2011 tiếp tục được sử dụng dịch vụ với mức cước thuê bao tháng như cũ (không điều chỉnh cước thuê bao tháng), mà chỉ điều chỉnh mức trần các dịch vụ PayTV (như dưới đây). Từ 01/05/2011, khách hàng đăng ký mới dịch vụ MyTV sẽ lựa chọn 01 trong 04 gói cước mới  MyTV Silver, MyTV Silver HD, MyTV Gold và MyTV Gold HD để sử dụng. Khách hàng đăng ký sử dụng trước 01/05/2011 có nhu cầu chuyển sang các gói cước mới, có thể chủ động thực hiện việc chuyển đổi trên màn hình tivi (EPG) hoặc tại các điểm giao dịch của VNPT
2. Những thay đổi về nội dung
Cùng thời gian này, dịch vụ truyền hình tương tác MyTV sẽ nâng số lượng kênh truyền hình cung cấp lên 74 kênh truyền hình chuẩn tín hiệu SD, 15 kênh chuẩn tín hiệu HD, các kênh Radio cho các thuê bao thuộc 4 gói cước mới MyTV Silver, MyTV Silver HD, MyTV Gold và MyTV Gold HD.
Đồng thời, Công ty VASC cũng sẽ đa dạng hóa các nội dung, phát triển các dịch vụ nội dung mới như Giáo dục đào tạo, Thiếu nhi (ra mắt vào tháng 05/2011) và dịch vụ Games chơi nhiều người (ra mắt vào cuối năm 2011)
3. Những thay đổi về gói cước trần:
- Mức cước trần đối với từng dịch vụ theo yêu cầu được điều chỉnh như sau:
+ Gói Phim: điều chỉnh tăng từ 75.000 đồng lên 100.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
+ Gói Nhịp cầu MyTV: điều chỉnh tăng từ 70.000 đồng lên 100.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
+ Gói Âm nhạc: điều chỉnh tăng từ 30.000 đồng lên 70.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
+ Gói Karaoke: điều chỉnh tăng từ 20.000 đồng lên 70.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
+ Gói Trò chơi: điều chỉnh tăng từ 25.000 đồng lên 70.000 đồng/bộ giải mã/tháng.
(Áp dụng đối với các khách hàng đang sử dụng gói MyTV, MyTV HD và đăng ký mới gói MyTV Silver, MyTV Silver HD)
Như vậy, đối với các nội dung âm nhạc, karaoke, trò chơi, đọc truyện, sức khỏe và làm đẹp có cùng mức cước trần 70.000 đồng/bộ giải mã/tháng; đối với các nội dung phim, nhịp cầu MyTV có cùng mức cước trần 100.000 đồng/ bộ giải mã/tháng và Gói thể thao không có mức cước trần.
- Mức cước theo lần sử dụng đối với từng dịch vụ theo yêu cầu được quy định ở mức sàn là 1.000 đồng/ 1 nội dung, trong đó:
+ Nội dung phim, thể thao cho phép khách hàng xem trong vòng 48h.
+ Nội dung nhịp cầu MyTV, đọc truyện, sức khỏe và làm đẹp cho phép khách hàng xem trong vòng 24h.
4. Thêm tính năng chuyển đổi gói cước trên giao diện màn hình tivi (EPG):
Khách hàng có thể hàng thực hiện chuyển đổi sang 01 trong 04 gói cước mới có cùng tín hiệu và có mức cước cao hơn với gói cước hiện tại thông qua giao diện màn hình tivi (EPG).
Việc chuyển đổi giữa các gói cước không cùng tín hiệu hoặc từ gói cao sang gói thấp, khách hàng vẫn phải liên hệ với VNPT tỉnh thành để thực hiện.
Quý khách vui lòng liên hệ điểm giao dịch VNPT gần nhất hoặc gọi điện liên hệ bộ phận tư vấn của VASC tại hotline 19001762 hoặc 18001255
Công ty VASC chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được tiếp tục phục vụ Quý khách.
VASC  trân trọng thông báo!


Luật viễn thông mới: Kịch bản nào cho VNPT?

Luật viễn thông mới: Kịch bản nào cho VNPT?

Với quy định không được sở hữu hai mạng di động, liệu VNPT sẽ giải bài toán này như thế nào: cổ phần một trong hai mạng hoặc hợp nhất hai mạng di động thành một?

Các công ty con của VNPT có thể mua cổ phần

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ TT&TT cho biết, tinh thần của Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Sở dĩ Nghị định đưa ra mức “sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần” để tránh tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh.
“Khi xây dựng nội dung này, Bộ TT&TT đã tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới. Cũng có nước chỉ cho sở hữu 10% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng cũng có nước cho phép được sở hữu tới 30%. Đối với một thị trường như Việt Nam thì việc sở hữu không quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác là phù hợp”, ông Phạm Hồng Hải nói.
Ông Phạm Hồng Hải cũng cho biết, theo Nghị định này, VNPT sẽ phải sáp nhập VinaPhone và MobiFone hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng di động và không được sở hữu chéo quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần sang mạng kia. Tuy nhiên, các công ty con của VNPT sẽ được mua cổ phần của mạng di dộng được cổ phần. Thế nhưng, các công ty con của VNPT phải là các công ty hạch toán độc lập chứ không phải các công ty hạch toán phụ thuộc.
VNPT có thể vẫn giữ được 2 thương hiệu VinaPhone và MobiFone trong trường hợp chọn phương án sáp nhập hai mạng này.

Nếu sáp nhập vẫn giữ được hai thương hiệu

Cho đến thời điểm này có rất nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng nếu VNPT chọn phương án gộp hai mạng di động thành một thì sẽ phải phế đi một thương hiệu mạnh của mình. Điều này sẽ đầy khó khăn cho VNPT. Trả lời câu hỏi của Báo Bưu điện Việt Nam là trong trường hợp VNPT chọn phương án hợp nhất hai mạng di động MobiFone và VinaPhone thì tập đoàn này có giữ được hai thương hiệu này không, ông Phạm Hồng Hải cho biết, trong Nghị định chỉ quy định về sở hữu và pháp nhân chứ không quy định về thương hiệu.
Như vậy, VNPT có thể vẫn giữ được hai thương hiệu VinaPhone và MobiFone trong trường hợp chọn phương án hợp nhất. “Các nước cũng xảy ra việc sáp nhập các mạng di động, nhưng vẫn có nhiều thương hiệu chứ không mất đi. Tuy nhiên, trong trường hợp VNPT sáp nhập hai mạng thành một, nếu có các cuộc thi tuyển hoặc đấu giá tài nguyên, đặc biệt là tần số thì hai mạng này cũng chỉ được tính là một pháp nhân chứ không thành hai pháp nhân như việc VNPT và MobiFone thi tuyển 3G. Điều này sẽ vô cùng khó khăn cho VNPT trong việc sử dụng các tài nguyên phục vụ cho việc kinh doanh của mình", ông Hải nói.

Kịch bản nào sẽ được VNPT lựa chọn?

Đối với VNPT, Nghị định 25/2011/NĐ-CP sẽ tác động rất lớn đối với mô hình tổ chức của tập đoàn này. Ông Phạm Hồng Hải cho biết, theo tinh thần của Nghị định này, đối với việc thay đổi tổ chức của các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ TT&TT sẽ có văn bản gửi VNPT về phương án tổ chức của tập đoàn này. Sau đó, Bộ sẽ phải có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về lộ trình thoái vốn của VNPT ra sao. Sau khi Thủ tướng có quyết định thì VNPT thực hiện lộ trình đó.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, trước sự tác động của Nghị định này, VNPT sẽ chọn cho mình kịch bản nào? Giới phân tích cho rằng việc chọn phương án cổ phần hóa MobiFone sau đó VNPT sở hữu chéo không quá 20% cổ phần của mạng di động này sẽ rất khó được VNPT lựa chọn bởi MobiFone hiện chỉ chiếm khoảng 4% lao động của VNPT nhưng lại đang chiếm khoảng 50% lợi nhuận của tập đoàn này. Cho dù các công ty con của VNPT có thể mua cổ phần của MobiFone, thế nhưng phần lớn những “quả đấm thép” của VNPT lại đang hạch toán phụ thuộc, nên không thuộc diện được mua cổ phần. Những đối tượng công ty con của VNPT thuộc diện được mua cổ phần thì lại quá nhỏ thường là các đơn vị thuộc khối xây lắp, công nghiệp. Như vậy, nếu vẫn muốn nắm cổ phần của mạng di động mà mình cổ phần thì buộc VNPT sẽ phải giảm số doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của mình, đặc biệt là những “quả đấm thép” như VTI, VTN, VDC, VinaPhone…
Kịch bản về hợp nhất VinaPhone và MobiFone được nhiều người cho là có khả năng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt trong khi vẫn giữ được hai thương hiệu này. Về cơ bản thì việc sáp nhập sẽ không nhiều khó khăn cho VNPT trong thời gian đầu. Thế nhưng, xét dưới khía cạnh lâu dài thì sẽ khó khăn trong việc lấy các tài nguyên sau này. Điều đó, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của cả hai mạng trong tương lai.
Hiện VNPT vẫn chưa có bất cứ phát ngôn chính thức nào xung quanh việc sắp xếp mô hình tổ chức theo tinh thần của Nghị định 25/2011/NĐ-CP.
Theo ICTnews